Cách làm rượu nếp cái hoa vàng hạ thổ

Khi nói đến vùng đồng bằng Bắc bộ người ta thường liên tưởng tới những cánh đồng bát ngát, với những hạt gạo nếp thơm nồng. Thứ gạo ấy không chỉ dùng để làm nên những món ăn đặc trưng mà còn là nguyên liệu để tạo nên thứ đồ uống không nơi nào có được, đó là Rượu nếp cái hoa vàng mang hương vị đặc trưng của miền bắc bộ.

ruou bach nhat

Rượu được làm từ những hạt gạo nếp thơm ngon

Ở bài viết này, chuyên mục tư vấn của Rượu gia truyền Ông Đường sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách nấu rượu nếp cái hoa vàng hạ thổ thơm ngon nhất được đúc kết từ nhiều năm kinh nghiệm làm rượu gạo của Ông Đường, từ cách chọn gạo, vào men, ủ cơm, trưng cất, hạ thổ…

Rượu nếp cẩm thơm ngon

Hạ thổ bằng phương pháp thủ công, gia truyền để loại bỏ Andehit

Trước hết là cách chọn gạo nếp để làm rượu.
– Rượu nếp cái hoa vàng được lên men hoàn toàn từ gạo nếp. Gạo nếp được dùng làm rượu phải là nếp cái hoa vàng vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1). Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, rượu nếp còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.
– Gạo phải thơm và không quá mới, tức là phải thu hoạch cách lúc làm khoảng 3 tháng, gạo mới làm rượu không đậm.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT RƯỢU NẾP CÁI HOA VÀNG

quy trinh nau ruou truyen thong

Nấu cơm
– Khi đã chọn được loại gạo ngon để nấu rượu chúng ta cho gạo vào ngâm nước lạnh khoảng 4-6h sau đó cho nào nồi đồ như đồ xôi.
– Khi cơm chín bới cơm ra nong, điều quan trọng các bạn lưu ý là phải trải đều cơm ra mặt long tránh để dồn cục vì như thế khi rắc men sẽ không được đều chỗ có chỗ không.
Men rượu
Men sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng. Về cơ bản men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Với mỗi địa phương, lại có một bí quyết riêng để chế biến và sử dụng men rượu khác nhau để tạo ra rượu nếp ngon của riêng mình. Sau khi dỡ cơm xong chúng ta đợi vài phút cho tới khi sờ tay thấy cơm còn ấm ấm là tiến hành rắc men.
– Liều lượng men: thường là 1 lạng men / 10kg gạo, như vậy nếu các bạn nấu 5kg gạo thì chỉ cho 1/2 lạng men là vừa.
– Sau khi cân đủ lượng men các bạn cho vào cối dã men thành bột mịn càng nhỏ càng tốt, nếu có máy xay sinh tố thì cho men vào quay một lúc là nhanh nhất.
Cách vào men rượu
Các bạn lưu ý trước khi rắc men phải kiểm tra cơm còn nóng không nếu rắc men khi cơm còn nóng thì sẽ làm men bị chết, còn nếu rắc khi cơm quá nguội thì men cũng không ăn được cơm sẽ làm hỏng cơm. Nên tốt nhất là rắc khi cơm còn ấm tay. Các bạn chia men thành 2 phần một phần rắc đều mặt trước đảm bảo men phủ kín bề mặt cơm, sau đó lật mặt dưới lên rắc nốt nửa men còn lại. Do cơm nếp rất dính nếu các bạn trộn thì men chắc chắn sẽ không đều bằng cách mình nói trên.
Ủ cơm.
– Sau khi rắc men xong các bạn cho cơm vào chum hay vào hũ bằng đất lung hay thủy tinh để ủ cơm nhưng chỉ cho đầy khoảng 2/3 dung tích hũ, đậy kín. Sau 3-4 ngày hũ cơm rượu sẽ tự dậy nước và mùi thơm rượu.
– Các bạn lưu ý khi ủ cơm phải đảm bảo giữ ấm cho hũ cơm vào mùa đông. Tùy thời tiết, trời càng nóng cơm rượu càng mau được. Ở vùng cao, nhiệt độ thấp người ta thường để hũ cơm rượu gần bếp để ủ nóng. Cơm rượu sẽ đạt đến nồng độ rượu cao nhất trong một ngày nhất định vào khoảng ngày thứ năm hay thứ sáu, tùy chất lượng men.
Cách trưng cất rượu

Trưng cất rượu
Ủ rượu khoảng 1 tuần khi ấy cơm nếp đã lên men và sẽ ra nước cốt, chúng ta múc cả cốt cả cái cho vào nồi và tiến hành trưng cất rượu. Nồi dùng để nấu rượu thường làm bằng đồng hoặc đất nung là tốt nhất, trưng cất bằng các chất liệu khác rượu sẽ không ngon hoặc có mùi lạ rất khó uống. Khi nấu chúng ta lưu ý nồi rượu sôi rồi thì phải giảm bếp cho nhỏ lửa đi để rượu chảy ra từ từ, nếu đun bếp quá to sẽ làm phì rượu khi uống sẽ có mùi khét rất khó uống.

Để cho ra được những giọt rượu nếp thơm ngon quả thực không hề đơn giản chút nào, nó đòi hòi phải có sự công phu và chau chuốt. Gạo nếp sau khi được nấu chín, làm nguội thì rắc bột men và đem đi ủ. Trong quá trính ủ nấm mốc phát triển trên cơm gạo nếp và tự tạo cho khối gạo ủ mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn. Đặc biệt để có được rượu nếp ngon và vẫn giữ được hương thơm, khi chưng cất không sử dụng tháp cao cất cồn mà dùng thiết bị chưng cất rượu để thu hoạch, lúc này rượu nếp đạt khoảng 40-45 độ rượu. Chất lượng rượu ngon hay không còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, đòi hòi người làm rượu phải biết đánh giá tình hình thời tiết trong suốt quá trình chế biến rượu nếp.

Hạ thổ rượu

Khâu cuối cùng cũng là khâu khá quan trọng trong quá trình nấu rượu nếp hạ thổ đó là hạ thổ rượu, mục đích của việc hạ thổ là giúp làm giảm lượng Methanon và bóc tách Andehit có trong rượu, như vậy khi uống vào sẽ không cảm thấy mệt hay đau nhức đầu, an toàn trong quá trình sử dụng.

Ngày nay trên thị trường có bán máy khử Methanon nhưng cách tốt nhất vẫn là hạ thổ rượu theo thời gian. Để hạ thổ rượu chúng ta chôn chum sành xuống đất còn để miệng chum nhô lên, sau đó đổ rượu vào chum, rượu khi hạ thổ phải có nồng độ từ 40-45 độ rượu, để khoảng 1-2 năm sẽ hạ xuống khoảng 4-5 độ khi đó uống sẽ dịu và rất ngon. Nếu chúng ta sử dụng rượu quá nhẹ một thời gian sau khi hạ thổ rượu sẽ bị chua vậy cho nên rượu dưới 35 độ thì không thể hạ thổ.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách nấu rượu nếp cái hoa vàng hạ thổ theo phương pháp của Rượu gia truyền Ông Đường, để được tư vấn thêm về các loại rượu nếp thơm ngon các bạn có thể liên hệ với Rượu Ông Đường. Chúc các bạn thành công và có thể tự trưng cất cho mình những chum rượu thơm nồng để mời anh em bạn bè.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Hotline: 0904 75 3050
Website: http://Ongduong.com | Email: Ruouongduong@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruouongduong/

Theo Ongduong.com

Tin Liên Quan