Hãng Rượu Gia Truyền Ông Đường xin giới thiệu loại rượu nếp trắng thơm ngon, đặc sản của Miền Bắc. Thích hợp dùng để ngâm các loại thuốc quý, nhân sâm, rắn, các loại động vật và đặc sản khác…
Rượu được nấu từ những hạt gạo nếp thơm của vùng đồng bằng bắc bộ, qua quá trình lên men và trưng cất thủ công bằng phương pháp gia truyền tạo nên loại rượu tinh túy của người Việt.
Rượu Ông Đường được nhiều người ưa chuộng bởi rượu được nấu hoàn toàn thủ công bằng những phương pháp gia truyền và phải trải qua quá trình hạ thổ đủ thời gian mới được ông cho xuất xưởng bán ra thị trường.
>> Xem thêm giá bán Rượu nếp cái hoa vàng
Suốt quá trình ấy đều phải tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu chọn gạo, lên men và quy trình trưng cất, hạ thổ rượu… để đảm bảo cho ra những giọt rượu tinh túy nhất, an toàn cho người uống.
1. Gạo để làm rượu.
– Rượu nếp trắng được lên men hoàn toàn từ gạo nếp. Gạo nếp được dùng làm rượu phải là nếp cái hoa vàng vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1). Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, rượu nếp còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.
2. Men rượu
Men sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ 32 vị thuốc bắc cùng với tinh bột của gạo nếp, hoàn tàn không có hóa chất hay chất phụ gia để đảm bảo tính an toàn và em dịu cho rượu.
3. Cách chế biến.
Để cho ra được những giọt rượu nếp thơm ngon quả thực không hề đơn giản chút nào, nó đòi hòi phải có sự công phu và chau chuốt. Gạo nếp sau khi được nấu chín, làm nguội thì rắc bột men và đem đi ủ. Trong quá trình ủ nấm mốc phát triển trên cơm gạo nếp và tự tạo cho khối gạo ủ mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn. Đặc biệt để có được rượu nếp ngon và vẫn giữ được hương thơm, khi chưng cất không sử dụng tháp cao cất cồn mà dùng thiết bị chưng cất rượu để thu hoạch, lúc này rượu nếp đạt khoảng 40-50 độ rượu.
>> Xem thêm Giá bán Rượu nếp cẩm
4. Cách trưng cất rượu.
– Ủ rượu khoảng 1 tuần khi ấy cơm nếp đã lên men và sẽ ra nước cốt, chúng ta múc cả cốt cả cái cho vào nồi và tiến hành trưng cất rượu.
– Nồi dùng để nấu rượu thường làm bằng đồng hoặc đất nung là tốt nhất, trưng cất bằng các chất liệu khác rượu sẽ không ngon hoặc có mùi lạ rất khó uống.
– Khi nấu chúng ta lưu ý nồi rượu sôi rồi thì phải giảm bếp cho nhỏ lửa đi để rượu chảy ra từ từ, nếu đun bếp quá to sẽ làm phì rượu khi uống sẽ có mùi khét rất khó uống.
– Nếu bạn ăn cơm rượu nếp thì chỉ để đến khi men ngấu, mặt cơm hơi ướt bóng lên là ăn được (tầm 3 ngày). Nếu làm nhiều thì tốt nhất là cho vào tủ lạnh để ăn dần. Cơm rượu trộn với sữa chua không còn gì tuyệt hơn, tốt cho tiêu hóa, đẹp da, bổ máu. Người suy nhược do hậu sản cách ngày ăn một lòng đỏ trứng đánh với cốt rượu, tốt hơn thang thuốc.
5. Thành phẩm
Rượu sau khi trưng cất được phải có mùi thơm nồng, uống vào thấy êm êm và tê đầu lưỡi, các bạn không nên uống rượu ngay khi mới ra lò mà nên đổ vào chum sành để khoảng 1-2 tháng rồi mới uống, về cơ bản rượu càng để lâu uống càng ngon. Rượu sau khi nấu được rót vào chum sành đậy kín nắp sau đó hạ thổ từ 1-2 năm để lượng methanol trong rượu được bóc tách, đồng thời giảm lượng độc tố trong rượu. Chính vì thế khi uống dù say đến đâu cũng không có cảm giác đau đầu.
Nếu bạn muốn thưởng thức rượu nếp cái hoa vàng hay rượu nếp cẩm thơm ngon, rượu nếp trắng để ngâm… bạn có thể liên hệ và đặt rượu với Ông Đường, một trong số rất ít người còn lưu giữ bí quyết và tinh hoa rượu nếp của miền đồng bằng Bắc bộ.
>> Xem chi tiết giá bán Rượu nếp trắng
Hương Giang | Ruouongduong.com