Rượu táo mèo có rất nhiều công dụng trong việc cải thiện sức khỏe, được sử dụng phổ biến ở các vùng cao. Dưới đây, Rượu Ông Đường sẽ chia sẻ bí quyết ngâm rượu táo mèo thơm ngon nhất tới các bạn nhé!
Cách ngâm rượu táo mèo thơm ngon tại nhà
Nguyên liệu:
2kg táo mèo tươi. Chọn quả táo mèo tươi, nhỏ nhưng phải nặng tay, bạn nhé! Táo mèo chọn quả tươi, xanh hoặc vàng đều được nhưng táo mèo già thường quả vàng, mùi thơm ngào ngạt. 1kg đường. 4l rượu trắng. Chọn loại rượu đầu thơm ngon, nếu ngâm rượu trắng nhạt thì bình rượu táo mèo sẽ không còn ngon nữa.
Nên chọn quả táo mèo tươi, nhỏ nhưng phải nặng tay
Cách làm:
Táo mèo loại bỏ những quả dập, hỏng. Rửa sạch táo với nước sạch, để ráo. Cắt bỏ núm 2 đầu, bỏ chỗ dập, không gọt vỏ, không bỏ hạt (lưu ý không bỏ sâu nếu có) Bổ đôi, ngâm trong nước sạch 1 tiếng. Vớt ra, cho vào nước muối pha loãng ngâm khoảng 30 phút. Rửa táo mèo thật sạch lại bằng nước.
Chuẩn bị hũ thủy tinh, cho đường và táo mèo vào hũ
Chuẩn bị hũ thủy tinh, cho đường và táo mèo vào hũ, cứ một lớp táo thì rải một lớp đường lên mặt, ở phía trên cùng các bạn chú ý rải kín đường lên mặt táo. Nên nhớ tỷ lệ ngâm táo mèo với đường là 2:1; Cứ 2 kg táo thì bạn cho vào 1 kg đường, 1 lớp táo 1 lớp đường.
Để khoảng 2 tuần, bạn se thấy táo mèo nổi lên trên nước đường, còn lại 1 lượng đường bão hoà ko tan ở đáy, như vậy là bạn đã ngâm đúng. Chuẩn bị cùng chúng tôi đến bước tiếp theo ngâm rượu táo mèo nhé!
Bạn vớt táo ra, chắt hết nước và đường trong hũ bỏ vào chai. (Nước cốt táo này bạn để riêng, lúc nào uống bạn mới pha với rượu)
Cho táo trở lại hũ, rót rượu trắng vào, sau ít nhất 3 tháng bạn có thể dùng được.
Vậy là chỉ cần kì công một chút, mùa táo mèo Tây Bắc về bạn đã tranh thủ làm được hũ rượu táo mèo thật ngon cho ông xã rồi. Khi táo mèo đã uống được, bạn nhớ mách ông xã thêm chút nước cốt đường táo mèo vào chén rượu, sẽ dễ uống và ngọt ngào hơn đấy!
>> Xem thêm địa chỉ cung cấp: Rượu nếp trắng nguyên chất ngâm táo mèo
Lời khuyên và cảnh báo:
Chữa trị chứng đầy bụng bằng táo mèo Bạn lấy 30g táo mèo khô, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, cần uống 2-3 ngày.
Táo mèo giúp chữa rối loạn mỡ máu Bạn lấy 50g táo mèo thái phiến đem nấu với 50g gạo tẻ thành cháo. Sau đó, bạn cho đường phèn vừa ngọt, chia vài lần ăn trong ngày.
Trị huyết áp cao, phòng biến chứng bằng táo mèo Bạn sao đen 12g táo mèo, 12g thảo huyết minh, 9g hoa cúc trắng. Sau đó, bạn tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút, có thể uống thay trà trong ngày.
Táo mèo giúp tăng cường khả năng tiêu hóa Dùng 200gr táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300 ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml. Sau khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần.
Chữa gan nhiễm mỡ bằng táo mèo Mỗi ngày ăn 5-7 quả táo mèo, hoặc dùng 10-15 quả sắc nước uống.
Tác dụng của rượu táo mèo
Giúp ăn uống ngon miệng
Theo y học cổ truyền, sơn tra (tức quả táo mèo) tính hơi ấm, có vị chua ngọt, quy kinh tỳ, can, vị, thuộc nhóm thuốc tiêu thực hoá tích, có tác dụng giúp tiêu hoá do tăng bài tiết pepsin dịch vị và axit mật. Công dụng chủ yếu là điều trị các chứng rối loạn tiêu hoá do ăn nhiều dầu mỡ và thịt, trẻ em ăn sữa không tiêu… Nhờ đó, rượu táo mèo giúp ăn uống ngon miệng và hỗ trợ tiêu hóa tốt.
Thực nghiệm invivo cho thấy, dịch chiết xuất từ sơn tra có tác dụng ức chế trực khuẩn E.coli, trực trùng lị, thương hàn, bạch hầu, và tụ cầu vàng khá mạnh. Khi sao đen (hay còn gọi là sơn tra thán), quả táo mèo có thể hấp thu hầu hết độc tố của vi khuẩn và các chất hoại tử, làm giảm nhu động ruột, giảm kích thích thành ruột, cầm tiêu chảy, kiết lị do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Hạ mỡ máu, kháng khuẩn, bảo vệ gan
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, bình ngâm rượu quả táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, làm giãn động mạch vành, cường tim, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp; ức chế và chống co thắt quá trình ngưng tập tiểu cầu, trấn tĩnh an thần; tăng cường công năng miễn dịch, bảo vệ tế bào gan; điều chỉnh huyết áp cao, rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch; giảm béo phì, phòng ngừa nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực; phòng ngừa lị trực khuẩn cấp, tiêu chảy, viêm ruột cấp do nhiễm giun sán, hậu sản, ứ trệ gây đau bụng, viêm cầu thận cấp và mạn tính, …
Theo Ruouongduong.com