Tìm hiểu quy trình sản xuất rượu nếp than truyền thống

Rượu nếp than thức uống mang hương vị truyền thống của nền văn hóa Việt và là biểu tượng nền văn minh lúa nước từ ngàn đời nay. Vì lẽ đó mà chúng ta có thể dễ dàng thấy rượu nếp than trong các bữa tiệc tùng, giỗ chạp hay cúng Thần Hoàng Làng….Tuy nhiên, khi hỏi về quá trình sản xuất rượu nếp than như thế nào thì không phải ai cũng biết. Trong bài chia sẻ dưới đây, chúng tôi sẽ khái quát về quy trình sản xuất rượu nếp than truyền thống, bạn nên biết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, để có thể cho ra mắt những chai rượu nếp than nguyên chất và quy trình sản xuất không bị gián đoạn thì khâu chuẩn bị nguyên liệu có vai trò cực kỳ quan trọng. Cụ thể quy trình sản xuất rượu nếp than chi tiết sau:

Chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ

+ Chọn gạo nếp than: Gạo nếp than dùng để nấu rượu phải là những hạt gạo tròn, dài đều và đảm bảo màu sắc của gạo tự nhiên, không phải do nhuộm. Đặc biệt, gạo phải thơm và không quá mới, tức là phải thu hoạch cách lúc làm khoảng 3 tháng. Thông thường hạt gạo nếp than phải được trồng ở Điện Biên, Sơn La…các tỉnh có điều kiện thuận lợi về khí hậu, nhiệt độ…Từ đó, sẽ có nguyên liệu làm rượu tốt nhất.

Chọn hạt nếp than to, tròn và dài 

+ Men rượu: Men rượu làm gạo nếp than phải là loại men được làm từ 36 vị thuốc quý, đảm bảo cho quá trình lên men tự nhiên và thơm nhất, tạo ra hương vị đặc trưng của loại rượu nếp than. Đặc biệt, các vị thuốc bắc vừa có tác dụng tạo hương vị đặc trưng cho rượu vừa kích thích nấm men phát triển, ngăn các vi sinh vật có hại phát triển.

+ Các dụng cụ cần thiết: Chuẩn bị bình thủy tinh đựng rượu, dây buộc và tấm bịt đầu….tất cả phải đều sạch sẽ, tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn từ bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng của rượu nếp than.

Quy trình sản xuất rượu nếp than truyền thống

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu thì bạn bắt tay vào nấu rượu nếp than, quy trình sản xuất rượu nếp than sẽ phải tuân thủ các bước sau:

Nấu gạo nếp than

Trước khi bỏ vào nồi nấu thì gạo nếp than phải được ngâm từ 4 – 6 tiếng, vớt ra để ráo nước và cho vào nồi nấu. Đảm bảo hạt gạo nấu chín, không quá nát cùng không quá khô nhưng vẫn đảm bảo hạt chín, mềm tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm trong giai đoạn lên men.

Làm nguội cơm nếp than

Cơm sau khi nấu chín phải được trải đều ra khay hay nia rộng cho nguội đến nhiệt độ nhất định, tránh để cơm quá nóng hay quá nguội ảnh hưởng đến quá trình lên men cũng như chất lượng của rượu.

Làm nguội cơm nếp than

Rắc men lên cơm nếp than

Bánh men được giã nhỏ, rắc và trộn đều lên cơm và nhớ trộn cơm theo tỉ lệ 2-3 bánh men trên 1kg gạo nếp than. Sau khi trộn đều thì cho vào bình thủy tinh đã chuẩn bị trước đó.

Ngâm rượu nếp than

Cơm rượu nếp than khi ủ được 3 ngày sẽ được chuyển vào bình sứ, sau đó trút rượu nếp than với tỉ lệ phù hợp để ngâm. Để rượu được ngấm đầy đủ các dưỡng chất của hạt nếp than, sau đó rượu nếp than sẽ được hạ thổ 18 tháng dưới hầm trước khi xuất khẩu ra thị trường.

Ngâm rượu nếp than bằng phương pháp hạ thổ

Chắc hẳn với những chia sẻ trên của chúng tôi, bạn đã nắm được quy trình sản xuất rượu nếp than rồi phải không. Tuy nhiên nếu cảm thấy quá trình nấu nếp than phức tạp thì có thể đặt sản phẩm rượu nếp than có sẵn tại Ông Đường nhé.

 >> Tham khảo: Công dụng tuyệt vời của rượu nếp than cho phụ nữ sau sinh

Tin Liên Quan